Cẩm nang đi du lịch Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ đô thị loại I, trung tâm kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố lớn thứ tư cả nước và lớn nhất vùng hạ nguồn Mê Kông, đứng thứ 5 cả nước về kinh tế. Là cửa ngõ kinh tế, thương mại, du lịch của các tỉnh thành vùng Tây Nam Bộ.

Ngày xưa Cần Thơ còn có tên gọi khác là đất Tây Đô. Nhầm gọi Cần Thơ là thủ đô của miền Tây. Tên gọi xuất phát do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở trung tâm khu vực châu thổ sông Cửu Long nên từ trước đến nay Cần thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.

Đất Tây Đô thơ mộng và hữu tình, nhiều lời ca tiếng hát cũng ngợi ca vẻ đẹp vùng đất như câu “Cần thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền Tây. Đường phố thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn."

Vị trí địa lý Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên lên đến 1.409,0 km². Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh rạch khá chằng chịt, nhiều sông lớn, cồn cát, cù lao. Bốn hướng của Cần Thơ giáp với 5 tỉnh khác của đồng bằng Sông Cửu Long.

  • Phía Bắc giáp An Giang
  • Phía Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long
  • Phía Tây giáp Kiên Giang
  • Phía Nam giáp Hậu Giang.

Khí hậu và thời điểm du lịch

Khí hậu Cần Thơ Là nhiệt đới gió mùa Tây Nam với hai mùa chính; mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa kéo dài dao động từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C. Khí hậu Cần Thơ dễ chịu, mùa hè hơi oi nóng đỉnh điểm là các tháng mùa khô, mùa mưa dễ ngập đường tại các tuyến đường trũng thấp ngay trung tâm thành phố từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch.

Ngoài những hạn chế về ngập đường lúc thủy triều lên và nắng nóng màu khô thì du lịch Cần Thơ du khách có thể đến đây vào quanh năm để tham quan, trải nghiệm và du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm: Mùa nước nước ở miền Tây Nam Bộ

Dân cư -lễ hội

Dân cư Cần Thơ đa dạng như người Khmer, người Hẹ gốc Bắc, người Hoa, người Kinh. Dân cư góp phần tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn hóa, lễ hội góp phần xây dựng một Cần Thơ đa dạng bản sắc văn hóa.

Các lễ hội nổi bật tại Cần Thơ sẽ là điều hấp dẫn mà du khách nhất định phải tham dự trong các chuyến đi Cần Thơ.

Hội hoa đăng Cần Thơ

Lễ hội Cần Thơ không thể không kể đến hội hoa đăng Cần Thơ diễn ra tại bến Ninh Kiều vào khoảng cuối tháng 11 hàng năm.

Nổi bật nhất là lễ hội ánh sáng với chủ đề “Đêm Tây Đô huyền ảo” kể chuyện nghệ thuật bằng âm thanh và ánh sáng tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa sông nước miền Tây

Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động như: lễ khai mạc, hội thi hoa đăng, lễ hội ánh sáng, thả hoa đăng trên sông, các gian hàng quảng bá và xúc tiến du lịch, gian hàng ẩm thực, trưng bày ảnh, trò chơi dân gian, âm nhạc đường phố, biểu diễn đờn ca tài tử, gian hàng trải nghiệm và trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Lễ hội bánh Cần Thơ

Hay còn gọi là lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức tại trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108 Lê Lợi, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vào khoảng tháng 4 hàng năm.

Đến với lễ hội bánh, du khách sẽ dịp được thưởng thức các loại bánh dân gian do chính tay các nghệ nhân làm bánh tạo ra.

Các loại bánh giúp ta nhớ lại những hương vị từ thủa ấu thơ cũng như là hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc hay các dịch vụ trang trí tiệc cưới đậm chất miền Tây, các sản vật miền tây và các đồ mỹ nghệ dân gian.

Lễ hội chùa Ông Cần Thơ

Lễ hội chùa Ông Cần Thơ một lễ hội độc đáo bạn không nên bỏ lỡ chính là. Chùa Ông nằm ở số 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Chùa Ông là ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông còn có tên gọi khác là Quản Triệu Hồi Quán. Năm 1993, chùa Ông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

chùa Ông có vài lễ hội diễn ra như lễ cúng thánh thần vào ngày rằm hàng tháng, lễ vu lan vào mùng 7/7 âm lịch, đặc biệt phải kể đến lễ hội đấu đèn 10 năm 1 lần.

Mục đích của đấu giá đèn lồng là tạo sinh khí, sự vui tươi cho lễ hội và cũng để xây dựng quỹ từ thiện. Số tiền đấu giá được dùng vào những việc công đức như xây nghĩa trang, trường hợp, giúp đỡ những trẻ mồ côi.

Có thể bạn quan tâm: Đặc sản miền Tây cá lóc nướng trui

Thông Tin Du Lịch Cần Thơ

Cần Thơ vùng đất du lịch nổi tiếng miền Tây, đến du lịch Cần Thơ du khách đã quen với câu nói quen thuộc:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về”

Đến đây du khách không muốn về bởi nhiều lý do như cảnh đẹp, thức ăn ngon, trái cây bốn mùa thơm ngọt vì lẽ đó mà ai đến cũng chẳng muốn về, nhớ thương đất Cần Thơ.

Các điểm tham quan du lịch

  • Điểm du lịch ẩm thực chayHakia Garden
  • Vườn sinh thái Xẻo Nhum
  • Chùa Nam Nhã
  • Chùa Ông
  • Chùa Long Quang
  • Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
  • Đình Bình Thủy
  • Bến Ninh Kiều
  • Cầu Tình Yêu
  • Cầu Cần Thơ
  • Chợ nổi Phong Điền
  • Khu di tích Giàn Gừa

Văn hóa chợ nổi

Văn hóa chợ nổi Cần Thơ hay Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20 từ những lời truyền miệng trong dân gian. Chợ nổi Cần Thơ gồm hai khu chợ đó là chợ nổi Phong Điền và chợ nổi Cái Răng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất so với các chợ nổi trong vùng. Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Hình thức chào hàng khá độc đáo ở chợ nổi Cái Răng là sử dụng cây bẹo người ta gọi đó là “treo gì bán nấy”. Người bán loại hàng nông sản nào thì treo loại hàng đó lên một cây sào trên ghe để chào hàng. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẻ chuyên bán một loại mặt hàng.

Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng từ 4-5 giờ và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Ngày xưa, người dân thường dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản để về họp chợ nổi. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe.

Chợ nổi Cái Răng sự trải nghiệm sống động của vùng sông nước miền Tây mà du khách mọi phương nên trải nghiệm khi đến đây.

Món ăn nổi bật xứ Cần Thơ

Lẩu vịt nấu chao

Món ăn ngon khét tiếng Cần Thơ mà có lẽ đối với bất kì du khách nào khi đến Cần Thơ, một lần được thưởng thức món ăn này sẽ nhớ mãi không quên.

Những miếng vịt được nấu rất kĩ, ngấm gia vị vào từng thớ thịt. Ăn mềm và thơm ngon đến lạ kỳ.

Ăn kèm theo với rau muống là không thể thiếu và khoai môn nữa là món ngon miền Tây này đúng điệu hơn bao giờ hết.

Chuối nếp nướng

Món ăn được bán khắp nẻo đường Cần Thơ. Dùng nếp đã nấu chin bọc bên ngoài quả chuối nhỏ xinh dạo hình cố định.

Khi nước được bọc bằng lớp lá chuối tươi, nướng trên than hồng để rồi chín và cháy xém vàng vỏ bên ngoài. Cắn 1 miếng ròm rụm nhưng bên trong mềm và thơm ngọt.

Ốc nướng tiêu

Con ốc đã được sơ chế và luộc qua. Khi ăn sẽ được đặt trên lớp lá chuối, nướng trực tiếp trên than nóng hổi. Rồi tiếp theo là gia vị, tiêu cay khiến hương thơm của món ốc này khó cưỡng lại được. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt.

Địa chỉ:

  • Ốc Lề Đường ở 45 Nguyễn Đệ, Quận Ninh Kiều
  • Ốc Nhé ở số 9 Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế
  • Quán Ốc Mậu thân: 23-24 Mậu Thân, An Nghiệp, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Quán Ốc Đêm 77: 305 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Bánh cống Cần Thơ

Bánh cống được làm từ bột, bột đậu xanh và tôm tươi, thêm 1 chút trứng gà để bánh thêm mùi thơm cũng như tạo được màu vàng đẹp mắt hơn cho bánh.

Bánh cống phải được ăn cùng với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Miếng bánh giòn rụm, thêm rau thơm rồi chấm mắm thì quả thực tuyệt hảo.

Địa chỉ:

  • Bánh cống cô Út ở hẻm 86 (86/38) đường Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ
  • Bánh cống 292 (số 292, đường 30/4, quận Ninh Kiều, Cần Thơ)
  • Bánh cống Trần Phú (134/1A Trần Phú, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ)
  • Bánh cống số 32 Đường Đề Thám, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.

Bánh tằm bì

Sợi bánh tằm to to, sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt.

Thêm 1 chút vị béo của nước cốt dừa cùng hòa quyện vào những sợi bánh tằm và ăn với rau, giá, dưa chua. Đặc biệt là thêm chút xíu mỡ hành khi ăn.

  • Bánh tằm xíu mại – 16B1 Ung Văn Khiêm, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.
  • Bánh tằm bì Hẻm 2 Phạm Ngũ Lão, P. An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Đường Đinh Tiên Hoàng – Đinh Tiên Hoàng, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
  • Bánh tằm bì quán Hồi Đó, 56 Trần Bình Trọng, An Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Phía trước nhà may Mây Hồng (Hải Thượng Lãn Ông)

Bánh hỏi heo quay

Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt.

Mỗi vùng miền lại có cách ăn những món kèm với bánh hỏi khác nhau Và ở Cần Thơ cũng vậy. Những cuốn bánh hỏi trắng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt.

  • Quán Anh Béo, số 118 đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ
  • Nhà Vườn Sinh Thái Và Lò Bánh Hỏi Mặt Võng Út Dzách 509 Ấp Nhơn Bình, Xã Nhơn Ái, Huyện Phong Điền, Cần Thơ.

Quà biếu khi đi du lịch Cần Thơ

  • Bánh tét lá cẩm
  • Rượu mận 6 tia
  • Khô cá lóc
  • Dâu Hạ Châu

Lưu ý: Nội dung bài viết Cẩm nang đi du lịch Cần Thơ thuộc bản quyền của Du lịch INTOUR CN SAPA. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR CN SAPA. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).

0979655373