Nhưng món ngon Nha Trang nếu chưa thử thì chắc hẳn bạn chưa biết Nha Trang ở đâu?
Nha Trang vùng đất của du lịch biển Nha Trang vì vậy các món ăn điều mang hương vị của biển. Để khám phá các món ăn ngon đặc trưng xứ biển Nha Trang thì bạn nên đọc qua bài viết này của Du Lịch INTOUR CN SAPA để biết thêm những món ăn ngon của Nha Trang nhé.
Bún chả cá
Bún chả cá Nha Trang là món ăn nổi tiếng được nhiều du khách thưởng thức khi đến với thành phố biển Nha Trang, món bún chả cá nấu khá là đơn giản với nước dùng trong, chả cá và loại bún sợi nhỏ, để có được món bún chả cá ngon thì điều tiên quyết là chả cá tươi phải tươi thì mới đảm bảo được độ dai và ngọt khi nấu
Những loại cá được dùng là chả thường là cá thu, cá mối, cá cờ…và được chế biến thành hai loại là chả hấp và chả chiên.
Để có được nước dùng ngon ngọt và luôn có vị ngọt thanh thì nước lèo phải được nấu từ xương cá , thường là xương cá cờ, cá thu hoặc có thể là loại cá nhỏ như cá chỉ vàng, cá liệt... những loại cá phổ biến của vùng biển miền Trung
Những gia vị ăn kèm bún chả cá thường khá là đơn giản nhưng hầu như bạn không cần phải nêm nếm gì thêm nhiều mới thưởng thức được độ ngọt thanh và dai của chả cá, nếu bạn nào muốn ăn cay thì có thể thêm chút tương ớt, ,Vị ngọt, cay nồng của tương ớt tăng thêm hương vị cho chả cá, để sự ngon miệng gần như được thể hiện trọn vẹn.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm du lịch liên tuyến Nha Trang Đà Lạt thuận tiện nhất
Bún sứa
Món ngon Nha Trang thứ 2 là bún sứa nếu có dịp đi du lịch Nha Trang thì bạn không nên bỏ qua nhé. Sứa để dùng nấu bún phải chọn lọc kĩ lương, thường sứa sẽ được chọn loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, mình dày, màu trắng đục, giống như cơm trái dừa nước loại sứa này thường đánh bắt ở ngoài khơi các đảo xa.
Bún sứa ngon ở phần sứa giòn sựt sựt, vị ngọt lại giàu chất dinh dưỡng, mà vị ngon của nước lèo cũng cực kỳ quan trọng để quyết định người ăn có nhớ mãi hay không.
Nước dùng (nước lèo) được nấu bằng cá liệt ( cá chim gai, cá Tín), loại cá thường chỉ lớn chừng ba ngón tay có phần đuôi thắt lại nhìn như cái nơ, không xương dăm ( xương nhỏ) và dùng nấu nước lèo khá là ngọt.
Khi thưởng thức bún sứa, thực khách sẽ có cảm nhận trọn vẹn sự gòn gòn của sứa, ngọt thanh của nước dùng , thêm chút ớt để vị cay nên cái ngon tuyệt vời, ăn một tô rồi lại muốn thêm tô nữa.
Gợi ý dành cho bạn: Cẩm nang du lịch Nha Trang từ A - Z mới nhất năm nay
Bún cá dầm
Thành phần chính để nấu bún cá dầm chắc chắn là cá dầm rồi, đây là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang Khánh Hòa rất được ưa thích.
Cách chế biến cá dầm không khó, sau khi được đánh bắt xử lý làm sạch xong thì bạn luộc cho chín sau đó bỏ da và xương cuối cùng là lóc thịt từng khúc để vừa ăn hơn
Ngoài thành phần chính là cá dầm thì bát bún còn có một vài lát chả cá sẽ làm cho bát bún của bạn tròn vị và để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
Nước dùng (nước lèo) bún cá dầm được nấu từ xương của loài cá là chính nên sẽ có vị ngọt thanh của cá rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được. Những đồ ăn kèm bún chả cá thường là rau sống được thái nhỏ đặc trưng của người dân vùng biển Nha Trang.
Nem Ninh Hòa
Đã qua một số món ăn nước rồi thì đến món khô - Nem Nướng Ninh Hòa thành phần chính của nem là thịt lợn (thịt heo) tươi vừa mới mổ, lạng cắt bỏ hết gân, rửa sạch sau đó lau khô bằng vải sạch rồi thái từng lát mỏng.
Sau đó cho thịt và gia vị như: tiêu, muối, bột ngọt, đường rồi bỏ vào cối quết thật nhuyễn, quết càng nhanh tay thì thịt sẽ càng săn chắc làm nem sẽ ngon hơn.
Để có được nét đặc trưng tiên thì giai đoạn chế biến nem người dân địa phường thường thêm vào ít da heo được thái mỏng, thái sợi hoặc hạt lựu đều được, pha trộn phần da vào thịt quết nhuyễn đó, cho thêm tiêu còn nguyên hạt vào.
Để gói Nem người dân thường dùng lá chùm ruột hoặc lá khế... còn non và xanh để tạo mùi thơm. Lấy một lượng thịt vừa đủ, quấn xung quanh thịt bằng lá chùm ruột hoặc lá khế. Lớp ngoài cùng của chiếc nem bọc thêm nhiều lớp lá chuối sau đó buộc lại. Nem sau khi được gói phải để nơi thoáng mát qua một hôm (cách 1 ngày) là có thể dùng được.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cẩm nang du lịch đảo Bình Ba - Đảo Tôm Hùm
Bánh căn
Bánh căn có nhìn gần giống với bánh khọt của người dân Nam Bộ. Nguyên liệu chính để làm nên bánh căn là gạo.
Gạo được ngâm qua đêm cho mềm sau đó xay nhuyễn thành bột và được đổ bằng khuôn đất tròn nho nhỏ rất xinh. Nhân của bánh căn qua thời gian được biến tấu rất phong phú và đa dạng như nhân: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... mỗi loại nhân sẽ mang đến một cảm giác ngon miệng khác nhau.
Bên cạnh sự phong phú về các loại nhân để tạo nét đặc trưng của bánh thì nước chấm cũng là một điểm nhấn hấp dẫn của món ăn này.
Nước chấm thường có màu đỏ tươi, pha hơi sánh, có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng không tạo cảm giác ngán khi ăn.
Những loại rau được dùng ăn chung với bánh căn thường là xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ.
Bánh ướt
Bánh ướt Nha Trang là một món ăn khá là nổi tiếng với du lịch và là món ăn thường ngày của người dân Nha Trang Khánh Hòa, đặc biệt là bánh ướt Diên Khánh (một huyện giáp ranh với thành phố Nha Trang) được rất nhiều người biết đến.
Nguyên liệu chính để làm nên bánh ướt cũng như bánh căn là bột gạo nhưng có khác tí đó là sẽ được pha chung với một ít bột lọc để khi tráng bánh mỏng sẽ không bị rách, bánh sẽ vừa mềm và hơi dai.
Bánh sẽ được chế biến qua một số công đoạn đơn giản, ngoài bếp than ra thì bạn sẽ cần một chiếc nồi để đun lấy hơi nước phía trên miệng nồi được phủ căng một lớp vải trắng mỏng, bột sẽ được múc bằng vá ( muôi, muỗng lớn) nhưng để đặc trưng nhất người ta thường sẽ múc bằng gáo dừa, một lượng bột vừa đủ sẽ được tráng trên lớp vải mỏng và dàn đều ra xung phanh lớp vải, cho bánh mỏng và đều hơn, sau đó đậy lại bằng nấp vung, quá trình này gọi là hấp bột sẽ tạo thành bánh, thời gian hấp từ 1 đến 2 phút tùy độ dày của bánh.
Qua thời gian có nhiều biến tấu hơn người ta có thể tráng bánh chung với trứng gà đã được đánh nhuyễn, gọi là bánh ướt trứng.
Người dân Nha Trang Khánh Hòa thường ăn bánh ướt với nước mắm chua ngọt, tuy nhiên nếu thấy không quen và nhạt nhẽo bạn có thể thưởng thức món ăn này với thịt nướng, thịt heo quay, lòng heo, tôm, nem..., nhưng nếu đã là đi du lịch Nha Trang rồi thì bạn nên thưởng thức món ăn gốc để cảm nhận hết vị ngon của từng tỉnh nhé.
Bánh bèo
Cũng như bánh ướt, bánh bèo cũng được làm từ bột gạo. Người thợ đổ bột vào những chiếc khuôn bánh nhỏ và đem hấp. Trong quá trình hấp phải canh lửa thật lớn, để bánh chín đều, mềm và dẻo.
Ăn bánh bèo không thể thiếu tôm cháy. Màu vàng của tôm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho món ăn.
Bánh bèo hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy sẽ tròn vị hơn với chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi, là chất xúc tác làm cho món ăn dân dã này trở nên ngon miệng.
Bánh đập
Món ăn là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển.
Ghép một miếng bánh tráng nướng và bánh ướt lại, thoa lên bề mặt một ít mỡ hành, tôm cháy, sau cùng là thịt nướng hay thịt luộc... gập đôi, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức.
Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng rất thích thú.
Đến với Nha Trang du khách phải thử đủ hết tất cả những món ăn “đặc sản” mới lạ ở Nha Trang này thì mới đủ sức khám phá Nha Trang.
Khám phá được hương vị rất riêng của biển. Bỏ qua món nào chắc chắn sẽ rất đau lòng. Nếu bạn muốn mua sắm hải sản thì hãy đến với Chợ Đầm Nha Trang
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của INTOUR CN SAPA. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR CN SAPA. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).